PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG THCS ĐOÀN TÙNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Bài giới thiệu tác phẩm “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”

Cô rất vui khi được gặp lại các em trong chương trình giới thiệu sách của thư viên, cuốn sách mà cô muốn giới thiệu lần này hướng về chủ đề 20/10 - ngày truyền thống phụ nữ Việt Nam. Tác phẩm là của một tác giả đồng thời là một nhân vật nữ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống Mĩ tàn khốc. Các em đã đóan ra cuốn sách nào chưa? Hãy cùng lắng nghe nhé!

Các em thân mến!
Câu chuyện bắt đầu khi ông Frederic Whitehust - một người lính Mĩ sau 35 chiến tranh vẫn giữ hai cuốn nhật kí của một kẻ địch bên kia chiến tuyến, và đau đáu tìm kiếm bằng được địa chỉ gia đình của người đã khuất, hòng mang trả lại. Bởi theo anh đó là những trang viết có số phận kì lạ, ở trong đó có lửa. Và anh đã mang trả lại được cho gia đình của người con gái Hà Nội cương nghị, thủy chung, trong sáng đến thánh thiện đã trút vào đó những nỗi nhớ cháy bỏng khôn nguôi về gia đình, về đồng đội thân thương, về khát vọng của con người bước vào tuổi 27. Vâng, cuốn sách cô muốn giới thiệu đến các em là cuốn Nhật kí Đặng Thùy Trâm, sách do nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành, dày 322 trang, được in trên khổ giấy 14 x 20 cm.

Ảnh - Internet
Ảnh - sưu tầm Internet

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26-11-1942, trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên Trường đại học Dược khoa Hà Nội. Tốt nghiệp Trường đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường. Sau ba tháng hành quân, tháng 3-1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách Bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị ra đi với một niềm tin chiến thắng. Đó là thứ niềm tin mang đầy thánh thiện chi phối hành động mọi người, họ lao vào chiến tranh lúc ấy không phải chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước, là vinh dự mà họ cảm thấy phải dành bằng được. Những trang nhật kí của chị đầy xúc động lòng người. Tái hiện lại cuộc chiến tranh khốc liệt của nhân dân ta, trong những năm thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ.
Các em thân mến!
Tuy cái chết không được miêu tả nhiều trong nhật ký, nhưng trong tâm trí chị Thùy Trâm nó luôn luôn có mặt, nó đứng thấp thoáng đằng sau các sự kiện, với chị cuộc đối diện với cái chết làm nên một phần nội dung cuộc sống, làm nên một vẻ đẹp cao thượng của “những bông hoa bất tử”, những bông hoa chỉ biết “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.  Hãy nghe chị tâm sự: “Chiến tranh thật tàn khốc đến mức sáng nay người ta mang đến cho mình một thương binh toàn thân bị lân tinh đốt cháy, sau cả giờ đồng hồ khói vẫn nghi ngút cháy trên người nạn nhân. Đó là một cậu bé 20 tuổi, là con trai duy nhất của một chị cán bộ xã mình, một tai nạn rủi ro đã làm quả pháo lân tinh nổ khiến cậu bị bỏng năng, không ai còn nhận ra cậu bé xinh trai ngày nào nữa…”. Những mất mát đau thương ấy cũng đã giúp chị nhận ra bài học cuộc sống “đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Với Thùy Trâm nhật ký đã trở thành một phần cuộc đời, ở đó chị tìm ra một con người khác với Thùy Trâm mà mọi người vẫn biết hằng ngày để chia sẻ, để tìm thêm niềm tin, thêm trách nhiệm với cuộc sống. Chị khao khát đến cháy lòng ngày hòa bình thống nhất Bắc - Nam để về với mẹ, với mảnh đất Hà Thành thân yêu, nơi quê hương yêu dấu và cả những kỉ niệm thơ mộng của một thời sinh viên y khoa đầy khát vọng tuổi xuân. “Mình không rời vị trí quan sát một phút nào nhưng đầu óc mình lại là cảnh những ngày đoàn tụ sum họp. Mình sẽ trở về chắt chiu vun xới cho tổ ấm gia đình, từng giây phút hòa bình ấy bởi vì có sống ở đây mới hiểu hết giá trị của cuộc sống. Ôi, cuộc sống phải đánh đổi bằng máu xương của tuổi trẻ biết bao người. Miền Bắc ơi có thấu hết lòng Miền Nam không nhỉ? ”. Chính những dòng tâm sự đó làm cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi chúng ta - thế hệ  hôm nay phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hi sinh mất mát của họ. Chúng ta sẽ gặp các dòng tâm sự đó qua các trang 254 đến 256.
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã trở thành cuốn sách nổi tiếng, không chỉ được Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh, về tình yêu tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật ký của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu Tổ quốc.  Cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm- một nữ bác sỹ- một cây bút không chuyên thu hút bạn đọc không phải vì tài văn chương, mà bằng hiện thực lịch sử chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, bằng sự hy sinh cao cả, bằng tình yêu đồng chí đồng đội, và cao hơn nữa là tình yêu Tổ quốc.
Với cách viết nhật ký chân thành mộc mạc đầy nhiệt huyết kháng chiến, của người con gái tri thức chân yếu tay mềm, đã chinh phục được người lính Mĩ. Góp phần điểm thêm một dấu son chói lọi cho truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Với cách minh họa tài tình của họa sỹ Hữu Khoa về quang cảnh bệnh xá Phổ Đức, Quảng Ngãi thời chiến tranh được tái hiện một cách rõ nét trên trang bìa hình ảnh chị Thùy Trâm ngồi suy tư viết những dòng nhật ký với chiếc bút máy Trường Sơn, với khẩu súng Ak chuẩn chị lên đạn trong một tư thế sẵn sàng chiến đấu. Những kỉ vật ấy đã trở thành những di vật lịch sử thời chiến mà hôm nay chúng ta không khỏi vinh dự tự hào về truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, một phần của cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt nhưng đầy bi tráng và đầy tự hào đó được khắc họa chân thực qua những dòng nhật ký. Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập, được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện xã hội chủ nghĩa thì những dòng nhật ký kể trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc ngày một văn minh hiện đại, xứng đáng với sự mất mát hy sinh của các bậc cha anh. Nhật ký Đặng Thùy Trâm hy vọng sẽ không phụ lòng với các em tìm đến.
Nhân buổi đầu tuần, chúc quý thầy cô và các em một tuần mới có thật nhiều sức khỏe, làm việc thật hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn thầy cô và các em đã chú ý lắng nghe!

Tác giả bài viết: Trương Thị Hương.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 20/11 hàng năm chính là dịp để mỗi người trong chúng ta cùng nhau gặp gỡ, ôn lại truyền thống và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng truyền đạt tri ... Cập nhật lúc : 7 giờ 47 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2016
Xem chi tiết
Nhằm tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong tỉnh đã cống hiến những người thân yêu nhất của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương phát hành cuốn sách : BÀ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 23 phút - Ngày 25 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
Năm học 2016- 2017 là năm Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi ... Cập nhật lúc : 5 giờ 19 phút - Ngày 27 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Năm học 2016- 2017 là năm Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi ... Cập nhật lúc : 5 giờ 18 phút - Ngày 27 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Các em thân mến! Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự t ... Cập nhật lúc : 7 giờ 58 phút - Ngày 14 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: Sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng t ... Cập nhật lúc : 7 giờ 20 phút - Ngày 14 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Sau mỗi mùa hè nghỉ ngơi ngắn ngủi tiếng trống trường lại vang lên báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Mùa thu sang với bao ánh mắt hiền hòa của các thầy cô đón chào các em học sinh bước vào n ... Cập nhật lúc : 6 giờ 59 phút - Ngày 14 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
Ban Thường vụ Huyện đoàn Thanh Miện tổ chức Lễ phát động “Tháng Thanh niên” năm 2016 chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2016) với chủ đề ” Tự hào ... Cập nhật lúc : 15 giờ 48 phút - Ngày 12 tháng 3 năm 2016
Xem chi tiết
Cùng với cả nước, sáng ngày 5/9/2015, 459 học sinh trường THCS Đoàn Tùng đã chính thức bước vào khai giảng năm học mới 2015-2016. Đến dự lễ khai giảng cùng với thày và trò nhà trường đã có ... Cập nhật lúc : 19 giờ 34 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2015
Xem chi tiết
Liên hoan văn nghệ ngành giáo dục huyện Thanh Miện chào mừng ngày sinh nhật Bác và tiến tới đại hội Đảng các cấp theo công văn hướng dẫn của phòng giáo dục và đào tạo Thanh Miện năm học 201 ... Cập nhật lúc : 23 giờ 29 phút - Ngày 7 tháng 9 năm 2015
Xem chi tiết
12